Nhằm đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học của sinh viên Khoa Chính trị - Luật, tạo điều kiện cho sinh viên phát huy sức sáng tạo, áp dụng kiến thức đã học vào thực tế; giúp sinh viên tiếp cận nhanh với các tri thức mới liên quan đến các ngành học hiện có; phát huy tính năng động, sáng tạo, khả năng nghiên cứu khoa học độc lập của sinh viên; Đồng thời tạo môi trường khoa học, thi đua học tập, sân chơi học thuật bổ ích trong sinh viên; phát hiện và nuôi dưỡng những hạt nhân về nghiên cứu khoa học trong sinh viên từ đó có hướng đào tạo và bồi dưỡng. Trong năm học 2021-2022, Khoa Chính trị- Luật đã tổ chức triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học cấp khoa đến sinh viên. Hoạt động này đã nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các bạn sinh viên trong khoa tham gia. Có 9 đề tài được xét duyệt với nội dung phong phú đa dạng, được Hội đồng khoa học của khoa Chính trị - Luật xét duyệt đề cương thông qua và lựa chọn, trên cơ sở Ban chủ nhiệm Khoa phê duyệt. Sau đó Khoa đã tiến hành thành lập hội đồng đánh giá đề đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên cấp Khoa năm học 2021 – 2022. Kết quả như sau:
1.Đề tài Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Kiến nghị hoàn thiện vấn đề của chủ nhiệm đề tài Vũ Bảo Trân và thành viên Nguyễn Thị Như Ý (lớp 10DHLKT) do ThS. Nguyễn Thị Huyền hướng dẫn đạt giải Nhất.
2. Đề tài Quyền kết hôn của phạm nhân: Pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam của chủ nhiệm đề tài Ngô Thị Hoàn (lớp 10DHLKT) do ThS. Phan Ái Nhi hướng dẫn đạt giải Nhất.
3. Đề tài Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo pháp luật Việt Nam và các nước qua thực tiễn áp dụng tại Việt Nam của chủ nhiệm đề tài Đinh Thị Diễm Kiều (11DHKTL1) do ThS. Nguyễn Phước hướng dẫn đạt giải Nhì.
4. Đề tài Tìm hiểu vấn nạn bạo hành trẻ em trong gia đình ở Việt Nam hiện nay của chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Xuân Hiên và thành viên Hà Văn Tú, Trần Thị Thanh Trà (11DHLKT1) do ThS. Nguyễn Thị Hoàng Oanh hướng dẫn đạt giải Nhì.
5. Đề tài Thực trạng và hướng giải quyết triệt để về vấn đề đa cấp dẫn dụ sinh viên ở HUFI của chủ nhiệm đề tài Trần Thị Thúy An và thành viên Huỳnh Khánh An, Nguyễn Thị Kim Anh, Nguyễn Minh Thư, Nguyễn Thị Bích Hương (12DHKTL1) do ThS. Nguyễn Thị Thái hướng dẫn đạt giải Ba.
Sau đó những đề tài đạt giải được Ban chủ nhiệm khoa, Hội đồng khoa học Khoa lựa chọn để tham dự nghiên cứu khoa học cấp Trường, gồm 3 đề tài:
1.Đề tài Nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự. Kiến nghị hoàn thiện vấn đề của chủ nhiệm đề tài Vũ Bảo Trân và thành viên Nguyễn Thị Như Ý (lớp 10DHLKT) do ThS. Nguyễn Thị Huyền hướng dẫn
2. Đề tài Quyền kết hôn của phạm nhân: Pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam của chủ nhiệm đề tài Ngô Thị Hoàn (lớp 10DHLKT) do ThS. Phan Ái Nhi hướng dẫn
3. Đề tài Tìm hiểu vấn nạn bạo hành trẻ em trong gia đình ở Việt Nam hiện nay của chủ nhiệm đề tài Nguyễn Thị Xuân Hiên và thành viên Hà Văn Tú, Trần Thị Thanh Trà (11DHLKT1) do ThS. Nguyễn Thị Hoàng Oanh hướng dẫn
Kết quả có 1 đề tài tham gia được giải khuyến khích, đó là Đề tài Quyền kết hôn của phạm nhân: Pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam của chủ nhiệm đề tài Ngô Thị Hoàn (lớp 10DHLKT) cùng thành viên Nguyễn Ngọc Hân, Nguyễn Anh Thư do ThS. Phan Ái Nhi hướng dẫn.
Với tầm nhìn “Đến năm 2030, phát triển Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh theo định hướng ứng dụng hàng đầu của quốc gia, có vị thế trong khu vực và quốc tế”, ngay từ khi thành lập, Khoa Chính trị Luật xác định hoạt động nghiên cứu khoa học cùng với giáo dục đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển của đơn vị, góp phần vào sự phát triển, thành công của HUFI. Kết quả bước đầu này là động lực để những năm học tiếp theo, hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên của Khoa tiếp tục triển khai sâu rộng và mạnh mẽ, trở thành một hoạt động trọng tâm của sinh viên trong học tập và rèn luyện.
Tin bài: Khoa Chính trị - Luật
Xem thêm :