Nội dungChủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần truyền thống cao nhất của dân tộc ta, là sự kết tinh tư tưởng và bản lĩnh của nhân dân ta từ xưa đến nay, là sức mạnh tinh thần, là ngọn lửa bất diệt để chúng ta đứng lên chiến đấu chống lại kẻ thù xâm lược. Từ thời Vua Hùng đến hai bà Trưng, Bà Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi đã cho thấy sức mạnh của lòng yêu nước có thể đánh tan mọi kẻ thù xâm lăng. Khi Thực dân Pháp vào nước ta, không chịu làm nô lệ, nhân dân ta đã đứng lên đấu tranh chống Pháp, rồi chống Mỹ giành và giữ vững nền độc lập cho dân tộc. Ngày nay, chủ nghĩa yêu nước luôn được bồi dưỡng, phát huy và trở thành hành trang không thể thiếu của mỗi người dân đất Việt trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để đưa đất nước ta ngày càng phát triển, vươn lên sánh vai với các nước.Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh với hơn 15000 sinh viên các ngành, với mục tiêu đào tạo sinh viên ra trường không chỉ có kiến thức, chuyên môn mà còn phải tốt về đạo đức, sống có lý tưởng và trách nhiệm với xã hội. Vì vậy, ban lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn, hội sinh viên rất quan tâm học tập, rèn luyện đạo đức cũng như giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên. Vì vậy, đa số sinh viên đều tích cực hăng hái học tập, có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp đổi mới đất nước. Tuy nhiên, vẫn có một bộ phận không nhỏ sinh viên xem học tập có tính chất đối phó, lười nhác, thái độ thụ động, lười học, trốn học; một bộ phận sinh viên thờ ơ với thời cuộc, thiếu trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội, sống thực dụng, thiếu lý tưởng, non kém về nhận thức chính trị.Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế bên cạnh những cơ hội được giao lưu, học hỏi thì các vấn đề cần được quan tâm như: vấn đề về chủ quyền, “nhân quyền”, “dân chủ”, “tự do tôn giáo” các thế lực thù địch đã lợi dụng chủ nghĩa yêu nước để tổ chức các hoạt động biểu tình, kích động, gây rối, âm mưu bạo loạn ở một số nơi. Trước bối cảnh đó, nhà trường cần có những giải pháp để giáo dục chủ nghĩa yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho sinh viên để các em có kiến thức, bản lĩnh chính trị vững vàng chống lại sự lôi kéo và dụ dỗ của kẻ thù.Thứ nhất: Nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên thông qua các biện pháp như: các buổi sinh hoạt đầu khóa, sinh hoạt ngoại khóa và các môn học như Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm bồi dưỡng chủ nghĩa yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc và trách nhiệm đối bản thân, gia đình và xã hội.Thứ hai: Kết hợp giữa giáo dục gia đình, nhà trường, xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi nuôi dưỡng và dạy dỗ ta những bài học đầu tiên về nhân cách, đạo đức đến khi ta trưởng thành. Giáo dục giai đình có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành và nuôi dưỡng nhân cách của con người, bảo tồn và phát huy những giá trị tryền thống tốt đẹp của gia đình, quê hương. Nhà trường là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, có nền nếp kỷ cương, kỷ luật, là nơi trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để làm việc. Thông qua các hoạt động đoàn thể, xã hội giáo dục cho sinh viên lý tưởng sống, rèn luyện cho sinh viên những phẩm chất đạo đức, sức mạnh để vượt lên khó khăn thực hiện ước mơ, hoài bao của mình. Chính vì vậy, sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội rất quan trọng, tạo nên sự thống nhất trong tư tưởng và trong hành động. Tuy nhiên, để đạt được kết quả giáo dục cao thì gia đình, nhà trường và xã hội phải đề ra được mục tiêu, nội dung, phương pháp thống nhất, tránh chồng chéo làm giảm hiệu quả trong giáo dục nói chung và giáo dục chủ nghĩa yêu nước nói riêng.Thứ ba: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên bằng biện pháp tự giáo dục và noi gương “người tốt, việc tốt”. Sinh viên là những người có ý chí phấn đấu tích cực vươn lên trong học tập, lao động và rèn luyện để lập thân, lập nghiệp, xung kích trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của quê hương đất nước. Tuy nhiên, sinh viên cũng là người dễ bị dụ dỗ, lôi kéo, kích động, vậy nên nhà trường cần phải có biện pháp phù hợp để sinh viên tự giáo dục, tự vươn trong học tập, rèn luyện, biết chọn lọc, tiếp thu những cái tốt, loại bỏ những cái xấu để hoàn thiện bản thân, tu dưỡng đạo đức. Bên cạnh đó, nhà trường cần phối hợp với các khoa, trung tâm, các tổ chức đoàn thể đưa ra những biện pháp khen thưởng, biểu dương kịp thời những sinh viên có thành tích tốt trong học tập, rèn luyện, lao động tốt để khích lệ các em và để làm gương cho các sinh viên khác học tập, phấn đấu vươn lên tự khẳng định mình.Thứ tư: Giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên thông qua các hoạt động thực tế. Việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước cho sinh viên không chỉ bằng sách vở, câu chữ mà phải liên kết các hình thức hoạt động khác nhau như: Thăm quan các di tích lịch sử, về nguồn, hoạt chính trị, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, giao lưu văn hoá, hay các phong trào do Trung ương đoàn phát động như: sinh viên tình nguyện, tuổi trẻ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thông qua những hoạt động đó để các em có sự trãi nghiệm cũng như kiến thức thực tế và hiểu thêm nhiều vấn đề trong cuộc sống, trong lao động, học tập, hiểu thêm những truyền thống tốt đẹp của quê hương, đất nước, từ đó, biết trân quý những giá trị của lao động, giá trị của tự do để làm động lực phấn đấu học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.Kết luậnTruyền thống yêu nước là giá trị tinh thần to lớn, nó giúp nhân dân ta vượt qua những khó khăn trong quá trình dựng nước và giữ nước. Ngày nay, trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế bên cạnh những mặt tích cực thì những yếu tố tiêu cực như: tham nhũng, sự phân biệt tôn giáo, giàu nghèo, ôi nhiễm môi trường ngày càng gia tăng ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống của dân tộc. Vì vậy, trong quá trình đào tạo nhà trường không chỉ quan đến việc trang bị cho các em kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp mà cần chú trọng bồi dưỡng cho các em về tư tưởng, chính trị, đạo đức, để các em hiểu rõ hơn về những giá trị truyền thống của dân tộc. Từ đó, các em nhận thức được trách nhiệm của bản thân cần cố gắng vươn lên trong học tập, rèn luyện để góp xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp và văn minh. Tài liệu tham khảo1. Lương Gia Ban (2000), Chủ nghĩa yêu nước trong sự nghiệp công nghiệp hoá,hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.2. Trịnh Quang Dũng- Nguyễn Thị Phương Anh, Giáo dục truyền thống cho sinh viên trong bối cảnh hiện nay, Tạp chí giáo dục số đặc biệt, kỳ 2, tháng 10/20173. Trần Văn Giàu (1993), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2000), Tài liệu giáo dục chủ nghĩa yêunước Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.5. http://hufi.edu.vn/
Xem thêm :