Giảng dạy đại học là một hoạt động truyền đạt và định hướng nghiên cứu đến với người học, sinh viên. Điều này đòi hỏi người dạy – giảng viên đại học - cần có năng lực nghiên cứu khoa học, bởi người dạy không chỉ dạy kiến thức mà còn định hướng nghiên cứu và hướng dẫn người học tìm đến với khoa học. Vì thế hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động rất cần thiết cho giáo dục đại học. Thông qua học động nghiên cứu khoa học, người dạy sẽ giúp người học tự trau dồi kiến thức trong việc tiếp cận và chọn lọc tài liệu, tính logic trong nhận thức và giải quyết vấn đề, đồng thời đề ra những hướng nghiên cứu tiếp theo. Hiểu được tính cấp thiết đó, giảng viên và các nhà nghiên cứu ở Khoa Chính trị – Luật vẫn miệt mài với công tác nghiên cứu để phục vụ cho mục tiêu giảng dạy và đào tạo người học. Ngày 15.4.2023, Khoa Chính trị- Luật đã tổ chức hội thảo khoa học cấp khoa với chủ đề: “Nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị và pháp luật tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.Hồ Chí Minh trong thời đại kỷ nguyên số.”
Thành phần tham dự bao gồm:
- Về phía phòng Khoa học công nghệ: Đại diện là ThS. Nguyễn Thị Anh Thư – Phó Trưởng phòng Khoa học Công nghệ.
- Về phía Khoa Chính trị- Luật: TS. Nguyễn Thị Thu Thoa – Trưởng Khoa Chính trị – Luật.
Cùng tất cả giảng viên đang công tác tại khoa Chính trị- Luật
ThS. Nguyễn Thị Anh Thư – Phó Trưởng phòng Khoa học Công nghệ phát biểu chào mừng
Hội thảo đã nghe 3 tham luận trình bày của các bộ môn Chủ nghĩa Mác- Lênin, Chính trị- xã hội và Bộ môn Luật. Với ba bài tham luận ở ba góc nhìn khác đã giúp cho giảng viên, các nhà khoa học có cái nhìn sâu sắc hơn và nhiều chiều hơn về đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị và pháp luật trong thời đại mới. Hội thảo cũng đã dành thời gian khá dài để các thầy cô chia sẻ về việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị và pháp luật tại trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh trong thời đại kỷ nguyên số.
Theo thông tin từ Ban tổ chức, đã có 20 bài tham luận của giảng viên được đưa ra tại Hội thảo. Hội thảo cũng đã ghi nhận 15 ý kiến trao đổi, thảo luận của các đại biểu, các nhà khoa học về phương pháp dạy và học các học phần lý luận chính trị và pháp luật. Trong đó, có nhiều đề xuất mang tính thiết thực gắn thực tiễn với nghiên cứu, giảng dạy lý luận, khuyến khích tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu sáng tạo, phát huy trí tuệ của sinh viên. Thành công của hội thảo là tiền đề cho việc đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phương pháp giảng dạy các học phần lý luận chính trị và pháp luật của sinh viên trong thời gian tới.
Kỷ yếu hội thảo: ky-yeu-htkh-ctl2023-ban-luu.pdf
Tin bài: Khoa Chính trị - Luật
Xem thêm :